Tiêu Chảy Cấp
I. Định Nghĩa
- Tiêu chảy: Tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân nước hoặc có lẫn máu nhiều hơn 2 lần trong vòng 24 giờ.
- Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày.
II. Chẩn đoán
1. công tác chẩn đoán
a) Hỏi bệnh sử:
- Tiêu chảy:
- Bắt đầu từ khi nào?
- Phân có đặc điểm gì (lỏng, nước, có máu, chất nhầy)?
- Chế độ ăn uống: Có thay đổi gì so với bình thường không?
- Thuốc đang dùng: Có dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác không?
- Triệu chứng khác: Có sốt, đau bụng, buồn nôn, ói mửa không?
- Tiền sử bệnh: Có tiền sử bệnh đường tiêu hóa không?
- Điều kiện sống: Có tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh không?
b) Khám lâm sàng:
- Dấu hiệu mất nước:
- Mệt mỏi, li bì, kích thích
- Mắt trũng
- Khát nước, miệng khô
- Da kém đàn hồi, khi véo da chậm hồi phục
- Dấu hiệu khác:
- Bụng đau, chướng
- Nôn ói
- Sốt
- Các dấu hiệu cảnh báo:
- Co giật
- Mất ý thức
- Tiểu ít hoặc không tiểu
- Thở nhanh, khó thở
c) Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu:
- Khi có sốt, tiêu phân có máu, có dấu hiệu mất nước: Giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mức độ mất nước và các rối loạn điện giải (như Kali, Natri).
- Các chỉ số thường được xét nghiệm: Công thức máu, tốc độ lắng máu, protein C phản ứng, các chỉ số viêm, điện giải đồ.
- Xét nghiệm phân:
- Soi phân: Nhằm tìm kiếm ký sinh trùng (như amip, giardia), trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh (như Salmonella, Shigella).
- Cấy phân: Để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm khác:
- Ion đồ, đường huyết, khí máu: Đánh giá tình trạng rối loạn điện giải, đường huyết và tình trạng toan kiềm.
- Chức năng thận: Đánh giá chức năng thận, có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp tiêu chảy nặng hoặc do nhiễm trùng.
- Siêu âm bụng: Đánh giá hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng, phát hiện các bất thường như viêm ruột thừa, sỏi mật, u khối...
- X-quang bụng không chuẩn bị: Đánh giá tình trạng khí trong ruột, có thể phát hiện tắc ruột, thủng ruột.
- X-quang phổi: Để loại trừ khả năng viêm phổi, đặc biệt khi bệnh nhân có sốt cao, khó thở.
- ECG: Đánh giá nhịp tim và các bất thường điện tâm đồ, đặc biệt khi bệnh nhân có rối loạn điện giải nặng.
2. Chẩn đoán
a) Mức độ mất nước:
Mất nước nặng |
Có mất nước |
Không mất nước |
Có 02 trong các dấu hiệu sau: |
Có 02 trong các dấu hiệu sau: |
Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước, mất nước nặng |
1. Lì bì hoặc hôn mê |
1. Kích thích, vật vã |
|
2. Mắt trũng |
2. Mắt trũng |
|
3. Không uống được hoặc uống rất kém |
3. Uống háo hức, khát |
|
4. Nếp véo da mất rất chậm |
4. Dấu véo da mất chậm |
|
b) Chẩn đoán biến chứng:
- Rối loạn điện giải:
- Rối loạn Natri
- Hạ Natri: Na < 125 mEq/L: ói, co rút cơ, lơ mơ Na < 115 mEq/L: hôn mê, co giật
- Tăng Natri: khi Natri máu > 145 mEq/L
- Rối loạn kali máu:
- Hạ kali máu: Kali < 3,5 mEq/L
- Cơ: yếu cơ, yếu chi, liệt ruột, bụng chướng
- Tim: chậm tái phân cực của tâm thất: ST xẹp, T giảm biên độ, xuất hiện sóng U. Nếu giảm kali máu quá nặng: PR kéo dài, QT dãn rộng, rối loạn nhịp (giống ngộ độc digitalis).
- Tăng kali máu: Kali > 5 mEq/L
- Cơ: yếu cơ
- Tim: T cao nhọn, QT ngắn (K+ = 6,5 mEq/L), block A-V, rung thất (K+ > 9 mEq/L)
- Rối loạn toan kiềm: Thường là toan chuyển hóa: pH máu động mạch < 7,2, HCO₃⁻ < 15 mEq/L, nhịp thở nhanh sâu
- Rối loạn đường huyết: đường huyết ≤ 45 mg%
- Suy thận cấp: BUN, Creatinin / máu tăng.
III. Điều trị
-
nguyên tắc điều trị
- điều trị đặc hiệu: mất nước, kháng sinh
- xử trí kịp thời các biến chứng
- dinh dưỡng
-
xử trí ban đầu
- xử trí sốc, co giật, rối loạn điện giải, suy thận ở các bài viết tương ứng
- xử trí hạ đường huyết:
- Cho uống nước đường 50ml ( 1 muỗng cà phê đường pha 50ml nước chín)
- Hoặc truyền TM glucose 10% 5ml/kh/15p
- Xử trí toan chuyển hoá
- khi pH máu động mạch <7.2 hoặc HCO3- <15mEq/L
- Lượng HCO3 tính theo công thức
- HCO3( mmol ) = Base excess x 0,3 x P ( Kg )
- 1ml NaHCO3 8,5% = 1 mmol HCO3
-
điều trị đặc hiệu
- Điều trị mất nước
- Điều trị mất nước nặng
- Điều trị có mất nước
- điều trị duy trì
- điều trị kháng sinh
- Chỉ những bệnh nhân phân có máu hoặc nghi ngờ tả mới cho kháng sinh
- điều trị hỗ trợ
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu như: ăn uống kém, sôts cao, nôn nhièu, tiêu chảy nhièu, phân có máu, khát nước nhiều, không khá lên trong 3 ngày
V. CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN
- Có mất nước
- Mất nước nặng
- Mất nước nhẹ và có biến chứng